Back up là gì? Vai trò, cách thức và những lưu ý khi thực hiện

Back up là gì? Vai trò, cách thức và những lưu ý khi thực hiện

Với sự phát triển của công nghệ, dữ liệu của bất kể cá nhân hay doanh nghiệp cũng cần được bảo vệ khỏi những rủi ro có thể xảy ra. Back up dữ liệu là phương án tối ưu giúp tạo một bản sao dữ liệu và có thể sử dụng bất kỳ khi nào. Hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay bây giờ.

Back up là gì? 

Back up là bản sao dữ liệu, thông tin của người dùng trên các nền tảng như máy chủ, website, máy tính cá nhân,… Bạn cũng có thể hiểu là quy trình sao chép, thực hiện lưu trữ và khôi phục lại dữ liệu dựa trên bản sao đã lưu trữ từ trước. Thuật ngữ này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin và được viết đầy đủ là “database back up”.

Người dùng sẽ có một bản dữ liệu tương tự và có thể sử dụng để khôi phục 
Người dùng sẽ có một bản dữ liệu tương tự và có thể sử dụng để khôi phục

Về cơ bản, người dùng sẽ có một bản sao lưu những dữ liệu như tệp, hình ảnh, dữ liệu serve,… có thể sử dụng để khôi phục bất cứ khi nào. Đây có thể xem như một phương án dự phòng mà bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng cần có để giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu. 

Tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu máy tính

Theo các chuyên viên kỹ thuật tại ITSUPRO, có 3 lý do chính thể hiện sự quan trọng của back up dữ liệu với tất cả đối tượng từ cá nhân cho đến doanh nghiệp.

Phương án dự phòng khi phần cứng gặp vấn đề

Dữ liệu là tài sản vô cùng quan trọng với bất kỳ người dùng nào cho dù là cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử đều có tiềm ẩn rủi ro hỏng hóc bất kỳ lúc nào. Ổ đĩa bị hư hỏng, thiết bị lưu trữ gặp vấn đề hay mất cắp sẽ khiến người dùng rơi vào hoàn cảnh vô cùng éo le.

Ổ cứng có rủi ro hư hỏng gây ảnh hưởng công việc
Ổ cứng có rủi ro hư hỏng gây ảnh hưởng công việc

Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn, đây có lẽ là một bài toán vô cùng hóc búa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của toàn bộ hệ thống. Nếu máy chủ của công ty bị xảy ra vấn đề, doanh nghiệp có nguy cơ bị mất toàn bộ dữ liệu quan trọng. Giáp pháp duy nhất có thể cứu vãn tình thế này là thực hiện khôi phục lại dữ liệu từ các bản back up.

Bên cạnh đó, một yếu tố cũng được rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm là các tình huống khẩn cấp như thiên tai hoặc sự cố thiên nhiên. Đây cũng là lý do doanh nghiệp cần sao lưu dữ liệu theo đúng tiêu chuẩn 3-2-1 với 3 bản dữ liệu, 2 bản lưu trữ ở nền tảng khác nhau và 1 bản lưu trữ ngoài công ty. 

Phòng ngừa rủi ro xuất phát từ con người

Yếu tố con người cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới dữ liệu. Ví dụ tiêu biểu như người dùng lỡ xóa đi tệp quan trọng, sai sót trong quá trình chỉnh sửa hay kẻ gian cố ý tấn công hệ thống thông tin. Hoặc có thể kể đến tình trạng người dùng bị mất thiết bị điện tử cá nhân hay vô ý làm hỏng các thiết bị phần cứng máy tính.

Người dùng có thể lỡ xóa đi tệp quan trọng trong quá trình sử dụng
Người dùng có thể lỡ xóa đi tệp quan trọng trong quá trình sử dụng

Nếu đã thực hiện back up dữ liệu từ trước, những vấn đề trên đều có thể giải quyết nhanh chóng. Những sự cố trên hoàn toàn không thể ngăn chặn tuyệt đối mà chỉ có thể cố gắng hạn chế và giảm thiểu tối đa rủi ro nhờ những biện pháp sao lưu.  

Giảm thiểu thiệt hại của các cuộc tấn công an ninh mạng

Virus, Trojan, Ransomware,… là tên những phần mềm độc hại vô cùng quen thuộc được kẻ gian sử dụng để tấn công an ninh mạng. Những loại mã độc này có thể mã hóa toàn bộ thông tin của doanh nghiệp, rò rỉ dữ liệu ra ngoài hay lây lan nhanh chóng ra toàn bộ hệ thống máy tính của doanh nghiệp.

Nói như vậy là quá đủ để bạn đọc có thể hiểu mức độ nguy hiểm và thiệt hại mà những cuộc tấn công nhắm đến dữ liệu đem lại. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên thực hiện back up dữ liệu và đầu tư cho hạng mục này. Nếu người quản lý không có chuyên môn về lĩnh vực này, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia là điều nên làm.

Xem thêm: Sao lưu dữ liệu gồm có mấy loại

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia

Những phương thức back up dữ liệu phổ biến

Hiện nay trên thị trường có hai hình thức sao lưu và lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất là sử dụng phần cứng và phần mềm. Hãy cùng ITSUPRO đến với nội dung chi tiết của hai phương pháp này ngay bây giờ.

Sao lưu với phần mềm  Sao lưu với phần cứng
Thiết bị lưu trữ Sử dụng nền tảng điện toán đám mây. Sử dụng các thiết bị lưu trữ rời như USB, ổ cứng, đĩa,…
Độ an toàn Đảm bảo tuyệt đối. Không cao, có thể bị hư hỏng do tác nhân bên ngoài.
Khả năng lây nhiễm mã độ Không gây lây nhiễm Có thể lây nhiễm.
Dung lượng lưu trữ Có thể nâng cấp dễ dàng. Hạn chế.
Khả năng sao lưu và khôi phục Có thể truy cập ở bất kỳ đâu miễn là có kết nối Internet. Chỉ có thể sử dụng dữ liệu nếu có các thiết bị lưu trữ. 
Thời gian thực hiện Phụ thuộc hoàn toàn vào đường truyền Internet. Tương đối nhanh.

Sao lưu dữ liệu thủ công bằng phần cứng

Đây là phương thức lưu trữ dữ liệu truyền thống và vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ. Thao tác thực hiện sẽ gồm việc lấy dữ liệu trực tiếp từ một thiết bị, tạo bản sao và di chuyển bản sao đến một thiết bị khác. Về cơ bản, người dùng hoàn toàn có thể tự thực hiện được khi có những thiết bị lưu trữ rời bên ngoài.

Back up dữ liệu với ổ cứng là phương pháp truyền thống
Back up dữ liệu với ổ cứng là phương pháp truyền thống

Những ưu điểm của phương pháp này có thể kể đến như việc lưu trữ nhanh chóng và tương đối đơn giản. Tuy nhiên, rủi ro của việc sử dụng các thiết bị phần cứng lại tương đối cao. Tiêu biểu có thể kể đến việc hư hỏng, có thể lây nhiễm mã độc, hạn chế dung lượng hay không thể sao lưu nếu không có thiết bị. 

Sao lưu dữ liệu bằng phần mềm 

Với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu trên nền tảng trực tuyến đã ra đời. Điểm khác biệt lớn nhất của phương pháp này so với sao lưu truyền thống là nền tảng lưu trữ. Các cá nhân hay doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu ngay trên Internet thông qua dịch vụ của một nhà cung cấp.

Hầu hết những nhược điểm về khả năng di chuyển, dung lượng lưu trữ, mức độ an toàn,… đều được giải quyết. Bên cạnh đó, tùy vào mục đích của người dùng mà có những nền tảng miễn phí như Google Drive, Icloud (cloud backup là gì),… hay trả phí để có thêm dung lượng, sử dụng các tiện ích trả phí.

Cá nhân hay doanh nghiệp sẽ giảm bớt nỗi lo mất dữ liệu khi các bản back up luôn sẵn sàng được sao lưu và khôi phục. Chỉ với một thiết bị có kết nối internet, bạn có thể thoải mái sử dụng dữ liệu ở bất kỳ nơi nào. Do đó, sử dụng phần mềm để sao lưu dữ liệu đã dần trở nên phổ biến và giành được sự tin tưởng từ người dùng.

Sao lưu bằng phần mềm yêu cầu có kết nối Internet
Sao lưu bằng phần mềm yêu cầu có kết nối Internet

Những lưu ý khi thực hiện back up dữ liệu

Dưới đây là một số lưu ý được đội ngũ kỹ thuật viên tại ITSUPRO dành riêng cho bạn.

  • Thực hiện sao lưu thường xuyên và hệ thống một cách rõ ràng, đặc biệt là các dữ liệu quan trọng.
  • Lưu ý về quy trình bảo mật dữ liệu đã sao lưu như sử dụng mã khóa, phân quyền người dùng, bảo mật đa lớp,…
  • Nên sử dụng nhiều phương pháp lưu trữ.
  • Lựa chọn giải pháp đúng nhu cầu và mức chi phí có thể chi trả. 
  • Thường xuyên kiểm tra dữ liệu đề phòng lỗi hệ thống hay dữ liệu không sẵn sàng để sử dụng. 
  • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để có thể bảo mật dữ liệu một cách an toàn nhất có thể.

Xem thêm: Sao lưu dữ liệu 2 iPhone

Người dùng nên sử dụng mã khóa để đảm bảo an toàn dữ liệu sao chép
Người dùng nên sử dụng mã khóa để đảm bảo an toàn dữ liệu sao chép

Tìm hiểu về tính năng Advanced Backup trên Acronis Cyber Protect Cloud

Tính năng Advanced Backup trên Acronis Cyber Protect Cloud là giải pháp sao lưu đám mây hàng đầu cho MSP kết hợp bảo vệ mạng. Hãy cùng ITSUPRO tìm hiểu về giải pháp bảo vệ dữ liệu nâng cao này đến từ Acronis, thương hiệu hàng đầu Thụy Sĩ về bảo mật và lưu trữ đám mây.

Hệ thống trung tâm dữ liệu trên toàn cầu

Acronis Cyber Protect Cloud tiền thân là một phần mềm back up dữ liệu với nền tảng trung tâm dữ liệu đám mây đặt trên khác thế giới. Đây là nền tảng vô cùng quan trọng giúp cung cấp khả năng lưu trữ và bảo vệ dữ liệu trên các nền tảng ảo, vật lý, đám mây hay di động bất kể quy mô, vị trí.

Acronis có hệ thống trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới
Acronis có hệ thống trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới

Không thể không nhắc đến chức năng bảo vệ mạng giúp dữ liệu của khách hàng trên nền tảng đám mây được đảm bảo an toàn. Với RPO và RTO gần như bằng không, hiệu suất tự động hóa và năng suất luôn được phản hồi vô cùng tích cực. 

Hỗ trợ đa dạng dữ liệu, công việc

Acronis Cyber Protect Cloud hỗ trợ đến hơn 20 loại công việc trên một bảng điều khiển duy nhất. Bao gồm trong đó là Microsoft Exchange, Microsoft SQL Server, MariaDB, MySQL, Oracle DBMS Real Application clusters và SAP HANA

Chi phí minh bạch và tối ưu cho đối tượng sử dụng

Dưới đây là bảng giá tính năng Advanced Back up đến từ ITSUPRO bạn đọc có thể tham khảo.

Advanced Backup
Dịch vụ Bản tiêu chuẩn (đồng) Bản nâng cao (đồng)
1 tháng 1 năm 2 năm  3 năm 1 tháng 1 năm 2 năm  3 năm
Máy chủ vật lý 780.000 8.640.000 15.840.000 22.680.000 995.000 11.016.000 20.208.000 28.908.000
Máy chủ ảo 221.000 2.448.000 4.488.000 6.444.000 337.000 3.732.000 6.408.000 9.180.000
Máy trạm 111.000 1.224.000 2.256.000 3.204.000 137.000 1.524.000 2.616.000 3.564.000

Tổng kết lại, back up là một phương án mà bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm đến. Nhờ vậy, những rủi ro về mất dữ liệu hay hư hỏng phần cứng cũng sẽ được giảm thiểu tối đa. Liên hệ ngay với ITSUPRO để được tư vấn và biết thêm những thông tin chi tiết về Acronis Cyber Protect Cloud.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 – 098 456 1515.

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *