Các hình thức tấn công mạng phổ biến và cách phòng chống hiệu quả

Các hình thức tấn công mạng phổ biến và cách phòng chống hiệu quả

Dù là với các các nhân hay doanh nghiệp, việc bị nhắm đến bởi các đối tượng tấn công an ninh mạng luôn là tình trạng vô cùng nhức nhối. Việc tìm hiểu về các hình thức tấn công mạng cũng như cách phòng chống sẽ giúp cá nhân hay doanh nghiệp đưa ra được giải pháp xử lý phù hợp. Cùng ACRONIS ITSUPRO tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tấn công mạng là gì? 

Trước khi tìm hiểu các phương thức tấn công mạng và cách phòng chống, bạn đọc cần nắm được khái niệm của tình trạng này. Tại khoản 8, Điều 2 luật An ninh mạng 2018, đây là “hành vi sử dụng không gian mạng, CNTT hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử”.

Kẻ gian có thể sử dụng không gian mạng để tấn công vào máy tính của bạn
Kẻ gian có thể sử dụng không gian mạng để tấn công vào máy tính của bạn

Những hành vi dưới đây sẽ được xem là tấn công mạng và liên quan đến tấn công mạng:

  • Phát tán chương trình độc hại gây hại cho các thiết bị điện tử, mạng viễn thông mạng máy tính,…
  • Gây cản trở, rối loạn, ngưng trệ hoạt động sử dụng và truyền dữ liệu trên các nền tảng mạng viễn thông, mạng máy tính,…
  • Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu,…
  • Sản xuất hay mua bán các loại thiết bị, phần mềm có khả năng tấn công mạng.
  • Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, hệ thống thông tin, phương tiện điện tử,…

Các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay

Dưới đây là những hình thức tiêu biểu đã được ITSUPRO tổng hợp chi tiết dành cho bạn đọc.

Sử dụng Malware

Malware có thể hiểu là những phần mềm độc hại và là một trong những hình thức tấn công mạng điển hình trong những năm gần đây. Một số phần mềm tiêu biểu có thể kể đến như Virus, Worm, Trojan, Ransomware, Spam,… Mã độc sẽ được lây lan thông qua đường link, tệp đính kèm hay dữ liệu đính kèm mã độc.

Phần mềm độc hại đã xuất hiện và được kẻ gian sử dụng trong nhiều năm gần đây
Phần mềm độc hại đã xuất hiện và được kẻ gian sử dụng trong nhiều năm gần đây

Tùy vào loại mã độc được kẻ gian sử dụng mà người dùng có thể gặp những tình trạng như:

  • Ngăn cản quyền truy cập vào dữ liệu, hệ thống mạng hay thậm chí là quyền điều khiển máy tính.
  • Theo dõi hoạt động người dùng và đánh cắp dữ liệu vì mục đích bất chính.
  • Cài đặt thêm những mã độc hại khác vào máy tính người dùng.
  • Phá hoại phần cứng, phần mềm, làm tê liệt hệ thống.

Phishing – Tấn công giả mạo

Nhắc đến các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay mà không nhắc đến Phishing là một thiếu sót rất lớn. Bạn đọc có thể hiểu đơn giản rằng tin tặc sẽ giả mạo một tổ chức hay cá nhân uy tín để chiếm được lòng tin và yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin quan trọng. Ví dụ tiêu biểu như tài khoản, mật khẩu, thẻ tín dụng, dữ liệu quan trọng,…

Hình thức Phishing sẽ giả mạo tổ chức hoặc cá nhân có uy tín
Hình thức Phishing sẽ giả mạo tổ chức hoặc cá nhân có uy tín

Với phương thức chủ yếu là thông qua email và các tin nhắn mạo danh, người dùng sẽ được dẫn tới một website giả mạo và yêu cầu “đăng nhập”. Với giao diện được thiết kế tinh vi, dữ liệu hay thông tin của người dùng đều sẽ bị lộ và bị đánh cắp. Trong nhiều trường hợp, Phishing sẽ được áp dụng để cài mã độc vào máy người dùng.

Tấn công từ chối dịch vụ – DoS/DDoS

DoS là viết tắt của Denial of Service hay “Đánh sập tạm thời”. Đúng như tên gọi của mình, đối tượng tấn công mạng sẽ khiến người dùng không thể truy cập hệ thống, máy chủ hay mạng nội bộ trong lúc DoS đang diễn ra. Để làm được điều này, kẻ gian sẽ tạo ra một lượng lớn lượt tiếp cận hay phản hồi để khiến hệ thống quá tải.

Hình thức tấn công mạng Dos/DDoS khiến người dùng không thể truy cập hệ thống
Hình thức tấn công mạng Dos/DDoS khiến người dùng không thể truy cập hệ thống

DDoS là một biến thể khác của DoS dựa trên một mạng lưới máy tính để tấn công người dùng. Điểm đặc biệt của phương pháp này thể hiện ở chỗ chính các máy tính thuộc mạng lưới này cũng không biết được bản thân đang bị lợi dụng. Một số hình thức tấn công tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Tấn công gây nghẽn mạng (UDP Flood và Ping Flood).
  • Tấn công Syn Flood (TCP).
  • Tấn công khuếch đại DNS.

Tấn công trung gian Man-in-the-Middle Attack

Tấn công trung gian hay tấn công nghe lén xảy ra khi có đối tượng tấn công an ninh mạng xâm nhập được vào cuộc giao dịch hay đối thoại. Lúc này, kẻ gian có thể theo dõi được hành vi giữa hai hay nhiều đối tượng tham gia và đánh cắp dữ liệu trong khoảng thời gian thực hiện.

Kẻ gian có thể theo dõi hành vi của hai hay nhiều đối tượng đang tham gia
Kẻ gian có thể theo dõi hành vi của hai hay nhiều đối tượng đang tham gia

Thông thường, Man-in-the-Middle Attack sẽ dễ xảy ra nhất khi nạn nhân truy cập vào một điểm wifi không xác định. 4 hình thức tấn công trung gian phổ biến hiện nay là Sniffing, Packet Injection, Gỡ rối phiên và Loại bỏ SSL.

Khai thác lỗ hổng bảo mật Exploit Attack

Tiếp theo trong danh sách các hình thức tấn công mạng là hình thức tấn công lợi dụng những lỗ hổng bảo mật của phần mềm hay phần cứng. Những điểm yếu trong hệ điều hành, ứng dụng, code,… sẽ bị nhắm đến và tấn công dồn dập. 

Thông thường, các nhà phát hành chỉ khi phát hiện ra những lỗ hổng này thì mới có thể cung cấp bản vá bảo mật cho người dùng. Tuy nhiên, có một thực tế đáng tiếc là rất ít người dùng thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật này ngay lập tức. 

Tấn công cơ sở dữ liệu – SQL Injection

Chỉ bằng một vài đoạn mã độc cài vào vào server có sử dụng ngôn ngữ SQL, các Hacker có thể đánh cắp dữ liệu của người dùng dễ dàng. Trong trường hợp xấu nhất, toàn bộ cơ sở dữ liệu (Database) sẽ bị lộ. Kẻ gian cũng có thể thực hiện các thao tác xóa, điều chỉnh,… làm sai lệch và rò rỉ thông tin khách hàng.

Kẻ gian có thể thực hiện làm sai lệch và rò rỉ thông tin khách hàng
Kẻ gian có thể thực hiện làm sai lệch và rò rỉ thông tin khách hàng

Đây là điều tối kỵ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ uy tín cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Theo ITSUPRO tổng hợp lại, hiện có 4 phương thức tấn công vào cơ sở dữ liệu gồm:

  • Tấn công vượt qua kiểm tra đăng nhập.
  • Tấn công sử dụng câu lệnh Select.
  • Tấn công sử dụng câu lệnh Insert.
  • Tấn công sử dụng Stored-Procedures.

Phá mã khóa người dùng – Password Attack

Với hình thức này, mật khẩu được lưu trên cơ sở dữ liệu sẽ bị phá trực tiếp dưa vào các phương pháp như:

  • Brute Force Attack với loại công cụ đặc biệt giúp dò username và password cùng lúc cho tới khi đăng nhập thành công.
  • Dictionary Attack nhắm tới các cụm từ có nghĩa và có tỷ lệ thành công cao hơn do người dùng thường có xu hướng đặt mật khẩu đơn giản.
  • Keylogger Attack sẽ lưu lại lịch sử gõ phím của nạn nhân và thường đi kèm với một phần mềm độc hại giúp ghi lại ký tự rồi gửi về cho kẻ tấn công.
Keylogger Attack có thể gửi lại những ký tự người dùng đã gõ
Keylogger Attack có thể gửi lại những ký tự người dùng đã gõ

Một số hình thức khác

Trong tương lai, những đối tượng tấn công an ninh mạng còn có thể tạo ra nhiều phương thức tinh vi và phức tạp hơn. Do đó, doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác và đưa ra những phương án phù hợp. Bên cạnh các hình thức tấn công mạng đã nêu trên, ITSUPRO cũng sẽ liệt kê thêm một số hình thức dưới đây. 

  • Tấn công vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
  • Tấn công từ trong nội bộ tổ chức.
  • Tấn công vào đối tượng con người.
  • Tấn công mạng chiếm đoạt phiên.
  • Tấn công rải rác với Trojan hoặc chương trình back-door.

Cách phòng chống tấn công mạng 

Tham khảo ngay những lưu ý dưới đây từ đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của ITSUPRO để hạn chế nguy cơ cũng như hậu quả của tấn công mạng.

Đối với cá nhân

  • Bảo vệ mật khẩu cá nhân bằng một số cách như đặt mật khẩu phức tạp, thực hiện bảo mật 2 lớp, đổi mật khẩu định kỳ,…
  • Hạn chế truy cập và sử dụng các điểm Wifi công cộng, đặc biệt là các điểm có tên và nguồn gốc không rõ ràng.
  • Không nên sử dụng các bản phần mềm crack.
  • Cập nhật các phần mềm cũng như hệ điều hành thường xuyên để hạn chế các hình thức tấn công mạng.
  • Tuyệt đối không tải về hay bấm vào các đường link lạ, trang web độc hại.
  • Tham khảo các phần mềm diệt Virus trả phí.
Người dùng có thể phòng chống tấn công mạng bằng việc nâng cao bảo mật
Người dùng có thể phòng chống tấn công mạng bằng việc nâng cao bảo mật

Đối với tổ chức

  • Đầu tư xây dựng một hệ thống bảo mật bài bản, hiện đại với những chính sách, quy định rõ ràng.
  • Tổ chức đào tạo, hướng dẫn nhân viên những nội dung quan trọng về an toàn an ninh mạng.
  • Giới hạn quyền của các cá nhân để hạn chế bị tấn công từ nội bộ doanh nghiệp.
  • Sử dụng các dịch vụ diệt virus, lưu trữ đám mây,… từ bên thứ 3.
  • Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để cải thiện và nâng cấp hệ thống bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu về Luật An ninh mạng năm 2018 cũng như báo cáo, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả có thể xảy ra.

Xem thêm: Bảo mật mạng là gì

Acronis Cyber Protect Cloud – Lựa chọn bảo mật thông tin hàng đầu dành cho doanh nghiệp

Để hạn chế tối đa những rủi ro từ các hình thức tấn công mạng hiện nay, ITSUPRO xin giới thiệu tới quý doanh nghiệp phần mềm Acronis Cyber Protect Cloud. Hãy cùng tìm hiểu về những ưu thế tuyệt vời khi quý doanh nghiệp lựa chọn giải pháp bảo mật thông tin này.

Thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới

Acronis là thương hiệu hàng đầu Thụy Sĩ về phát triển các phần mềm bảo mật, lưu trữ đám mây tích hợp sao lưu, an ninh mạng và quản lý điểm cuối. Acronis Cyber Protect Cloud là giải pháp bảo mật thông tin tối ưu được Acronis phát triển và được các chuyên gia đánh giá rất cao so với các giải pháp khác có trên thị trường.

Acronis Cyber Protect Cloud là giải pháp bảo mật thông tin đến từ Acronis
Acronis Cyber Protect Cloud là giải pháp bảo mật thông tin đến từ Acronis

Cung cấp đa dạng dịch vụ chỉ với một bảng điều khiển

Quý doanh nghiệp có thể lựa chọn những dịch vụ mong muốn tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mức chi phí có thể chi trả. 5 sản phẩm có tích hợp cùng Acronis Cyber Protect Cloud là: 

  • Advanced Security tạo lớp bảo vệ toàn diện chống lại các các hình thức tấn công mạng phổ biến hiện nay. 
  • Advanced Security + EDR giúp đơn giản hóa bảo mật điểm cuối dành riêng cho các nhà cung cấp dịch vụ.
  • Advanced Management hỗ trợ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp hoạt động trơn tru, an toàn và đơn giản hóa việc quản lý.
  • Advanced Backup cung cấp giải pháp sao lưu đám mây hàng đầu cho MSP kết hợp bảo vệ mạng.
  • Advanced Data Loss Prevention ngăn chặn rò rỉ dữ liệu nhạy cảm dễ dàng và hiệu quả.

ITSUPRO – Gold Partner đầu tiên của Acronis tại Việt Nam

ITSUPRO là doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin chính hãng hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi tự hào khi là nhà đồng hành Vàng đầu tiên tại Việt Nam của thương hiệu Acronis. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý doanh nghiệp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất.

Giấy chứng nhận của thương hiệu Acronis dành cho ITSUPRO 
Giấy chứng nhận của thương hiệu Acronis dành cho ITSUPRO

Trên đây là các phương thức tấn công mạng phổ biến hiện nay và cách phòng chống tấn công mạng hiệu quả. ITSUPRO hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các cá nhân hay quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ về vấn đề này cũng như đưa ra giải pháp phù hợp. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ITSUPRO

Địa chỉ: Tầng 2, Số 31 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 1900 2525 90 – 098 456 1515

Fanpage: https://www.facebook.com/itsupro

Email: contact@itsupro.com. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *